NGƯỜI QUAY LÉN NGƯỜI MẪU CHÂU BÙI CÓ THỂ BỊ NHỮNG CHẾ TÀI SAU:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), cụ thể như sau:
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3.Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, cá nhân, tổ chức nào muốn sử dụng hình ảnh của Châu Bùi phải được sự đồng ý của người mẫu Châu Bùi, ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 32 BLDS 2015.
Nếu cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng hình ảnh trái phép thì Châu Bùi có thể khởi kiện ra Toà án để yêu cầu người có hành vi sử dụng trái phép hình ảnh phải chấm dứt việc sử dụng và bồi thường thiệt hại cho mình.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2023 thì người sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của Châu Bùi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cụ thể như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, nếu người sử dụng hình ảnh vào mục đích như để “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự” người khác thì có thể bị truy tố về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hoặc có thể bị khởi tố “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nếu dùng hình ảnh với mục đích “đồi truỵ”. Cụ thể như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;
c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;
d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo
Luật sư VŨ VĂN ĐOÀN – 0979 679 178